Các em có thể đọc lại lý thuyết về Ước chung lớn nhất (UCLN) tại link này rất đầy đủ: https://Toancap2.net/khai-niem-uoc-chung-lon-nhat/
Tiếp theo là các dạng bài tập về UCLN
Phương pháp: Thực hiện quy tắc ba bước đề tìm UCLN của hai hay nhiều số.
Ví dụ 1: Tìm UCLN của:
a) 16, 80, 176
b) 18, 30, 77.
Giải:
a) 16 = 24
80 = 5.24
176 = 11.24
Thừa số chung là 24 = 16 Đây là UCLN của 3 số đã cho.
b) 18 = 2.3^2
30 = 2.3.5
77 = 11.7
Thừa số chung là 1 –> Đây cũng là UCLN cần tìm.
Ví dụ 2: Tìm UCLN rồi tìm các ước chung của:
a) 16 và 24
b) 180 và 234
c) 60, 90 và 135
Giải:
a) 16 = 24
24 = 3.23
–> UCLN(16,24) = 23 = 8.
Các ước chung của 16 và 24 chính là các ước của 8. Đó là: 1; 2; 4; 8.
Phần b và c gia sư môn toán lớp 6 chỉ đưa ra đáp án còn cách giải cụ thể các em hãy tự làm và tham khảo thêm hướng dẫn của các gia sư nhé.
b) UCLN(180,234). Các ước chung là: 1; 2; 3; 6; 9; 18.
c) UCLN(60, 90, 135). Các ước chung là: 1; 3; 5; 15.
Phương pháp:
Phân tích đề bài, suy luận để đưa về việc tìm UCLN của hai hay nhiều số.
Ví dụ: Tìm số tự nhiên a lớn nhất biết rằng 420 | a và 700 | a.
Giải:
Theo đề bài a phải là UCLN(420,700) mà UCLN(420, 700) = 140. Vậy a = 140.
Phương pháp:
Ví dụ: Tìm các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192.
Hướng dẫn giải:
UCLN(144, 192) = 48.
Ước của 48 = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24; 48}
Các ước của 48 lớn hơn 20 là 24 và 48.
Vậy các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 là 24 và 48.