Hình vẽ dưới đây gọi là lăng trụ đứng.
Trong hình lăng trụ đứng này:
+ A, B, C, D, A1, B1, C1, D1 là các đỉnh
ABB1A1, BCC1B1.. là những hình chữ nhật, gọi là các mặt bên
+ AA1 ; BB1 ; CC1 ; DD1 song song với nhau và bằng nhau, chúng được gọi là các cạnh bên
+ Hai mặt ABCD và A1B1C1D1 là hai đáy. Hình lăng trụ trên có hai đáy là tứ giác nên gọi là lặng trụ tứ giác, kí hiệu : ABCD.A1B1C1D1
Chú ý:
– Hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là hình lăng trụ đứng.
– Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích các mặt bên hoặc bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.
Sxq = 2p.h
p là nửa chu vi đáy, h là chiều cao
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ bằng tổng các diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
Thể tích hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao
V = S. h
S: diện tích đáy
h: chiều cao