Bài 1: Cho hình vẽ:
a) Viết tọa độ các điểm A, B, C, D;
b) Có nhận xét gì về tọa độ các điểm A và B; C và D.
Bài 2: Hàm số y=f(x) được cho bởi công thức y=16x−2.
Tìm các giá trị của x sao cho vế phải công thức có nghĩa.
Hãy điền các giá trị tương ứng của hàm số y=f(x) vào bảng sau:
x | -6 | -3 | -2 | -1 | 1 | 3 | 6 | 10 |
y |
Bài 3: Hàm số y = f(x) được xác định bởi tập hợp:
{(−3;12);(−2;8);(−1;4);(0;0);(1;−4);(2;−8);(3;−12)}
a) Lập bảng giá trị tương ứng x và y của hàm số trên.
b) Hàm số trên có thể được viết bởi công thức nào?
Bài 4: Cho hàm số y=f(x)=32x.
Tính f(0);f(−1);f(3);f(−3);f(12);f(−12);f(32);f(−32).
Bài 5: Cho hàm số y=f(x)=2x.
a) Viết năm cặp số (x;y) với x=−2;−1;0;1;2;
b) Biểu diễn các cặp điểm trên cùng mặt phẳng tọa độ;
c) Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm ( – 2 ; – 4) và ( 2 ; 4 ). Kiểm tra bằng thước thẳng xem các điểm còn lại có nằm trên đường thẳng đó không?
Bài 6: Cho góc xOy nhọn, tia Ot là phân giác của góc xOy. Trên tia Ot lấy điểm I. Vẽ IH⊥Ox, IK⊥Oy ( H∈Ox, K∈Oy ). Chứng minh OH =OK.
Bài 7: Cho hình vẽ:
Giả sử OA = OB, ^OAD=^OBC.
a) Chứng minh AD =BC.
b) Chứng minh ΔIAC=ΔIBD.
Bài 8: Cho tam giác ABC có ˆB=ˆC. Tia phân giác của góc B cắt AC tại D, tia phân giác của góc C cắt AB tại E. Chứng minh BD = CE.
Bài 9: Cho tia Oz là phân giác của góc xOy. Trên Oz lấy điểm D, kẻ DH⊥Ox ( H∈Ox ), kẻ DK⊥Oy ( K∈Oy ).
a) Chứng minh ΔODH=ΔODK.
b) HD cắt tia Oy tại A, KD cắt tia Ox tại B. Chứng minh ΔHDB=ΔKDA.
c) Chứng minh OA = OB.
Bài 10: Cho I là trung điểm của đoạn thẳng AB. Trên hai nửa mặt phẳng bờ AB vẽ hai tia Ax // By. Trên tia By lấy điểm M, MI cắt Ax tại N.
a) Chứng minh AN = BM.
b) Nối BN, AM. Chứng minh BN = AM, BN // AM.