WebToan.Com là thư viện mở ngành Toán học NÊN sao chép, chia sẻ, KHÔNG NÊN thương mại hoá.

Bài tập tuần 34 – Toán lớp 9

Danh mục: Toán 9

BÀI TẬP TUẦN 34: Ôn tập chương 4 (Đại + Hình).

Bài 1: Vẽ đồ thị hai hàm số $ y=\frac{1}{2}{{x}^{2}}$ và y = 2 trên cùng hệ trục toạ độ

a) Gọi A, B là giao điểm của chúng. Xác định toạ độ A, B

b) Tìm diện tích và chu vi $ \Delta OAB$

Bài 2: Giải các phương trình sau:

a) $ 16{{x}^{4}}-17{{x}^{2}}+1=0$ c) $ {{x}^{2}}-2x-3=0$

b) $ {{\left( x-2 \right)}^{4}}+{{\left( x-2 \right)}^{2}}-20=0$ d) $ {{x}^{2}}-4x+4=0$

Bài 3: Giải các phương trình sau:

a) $ \frac{1}{{{x}^{2}}-9}+\frac{2}{x-3}+\frac{3}{x+3}=1$

b) $ {{x}^{4}}+2{{x}^{2}}-3=0$

c) $ 4-\frac{x-1}{x+1}=\frac{2\left( x+7 \right)}{{{x}^{2}}-1}-\frac{x+11}{{{x}^{2}}-1}$

d) $ \displaystyle \sqrt{2}{{x}^{2}}+4\sqrt{3}x-2\sqrt{2}=0$

Bài 4: Giả sử $ {{x}_{1}}\,\,;\,\,{{x}_{2}}$ là hai nghiệm cùng dấu của phương trình: $ a{{x}^{2}}+bx+c=0\,\,\left( a\ne 0 \right)$ và $ {{x}_{3}}\,\,;\,\,{{x}_{4}}$ là hai nghiệm cùng dấu của phương trình: $ c{{x}^{2}}+bx+a=0$  với a, c cùng dấu.

Với điều kiện nào của a, c thì biểu thức $ M=\sqrt{{{x}_{1}}{{x}_{2}}}+\sqrt{{{x}_{3}}{{x}_{4}}}$ đạt giá trị nhỏ nhất?

Bài 5: Gọi $ {{x}_{1}}\,\,;\,\,{{x}_{2}}$ là các nghiệm của phương trình: $ {{x}^{2}}+px+q=0$. Lập phương trình bậc hai có hai nghiệm là: $ \frac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}-1}+\frac{{{x}_{2}}}{{{x}_{1}}-1}\,\,\,\left( {{x}_{1}}\ne 1\,\,;\,\,x{{ & }_{2}}\ne 1 \right)$

Bài 6: Chiều cao của hình trụ bằng 7cm, bán kính đáy bằng 5cm.

a) Tính diện tích của thiết diện song song với trục và cách trục 4cm

Vui lòng nhập mật khẩu để tiếp tục

👉To Confessions đến các em học sinh và giáo viên được tốt nhất. Mọi người vui lòng nhập mật khẩu vào ô bên trên

🔎Nhận mật khẩu bằng cách xem hướng dẫn từ video này

‼️‼️‼️ Hướng dẫn lấy mật khẩu (làm theo video bên dưới)

🔜Sau khi lấy được Mã, quay lại điền vào ô Nhập Mật khẩu ở trên

pass

b) Tính diện tích xung quanh và thể tích hình trụ

Bài 7: Cho đường tròn (O; R), hai đường AB và CD vuông góc nhau. Dây cung AE cắt đoạn thẳng CD tại F.

a) CM: tứ giác OBEF nội tiếp và xác định tâm I của đường tròn đó.

b) CM: $ \displaystyle AE.AF=2{{R}^{2}}$

c) Tính diện tích phần hình tròn (O; R) nằm ngoài tứ giác ACBD.

Bài 8: Cho đường tròn (O), đường kính AB cố định, điểm I nằm giữa A và O sao cho $ \displaystyle AI=\frac{2}{3}AO$. Kẻ dây MN vuông góc với AB tại I. Gọi K là điểm tuỳ ý thuộc cung lớn MN sao cho K không trùng với M, N và B. Nối AK cắt MN tại E

a) Chứng minh tứ giác IEKB nội tiếp được một đường tròn.

b) Chứng minh $ \Delta AME$ $ \Delta AKM$ và $ A{{M}^{2}}=AE.AK$

c) Chứng minh: $ AE.AK-AI.IB=A{{I}^{2}}$

Bài 9: Cho đường tròn (O), dây AB không đi qau tâm. Kẻ dây CD vuông góc với AB tại H (C thuộc cung nhỏ $ \overset\frown{AB}$ , C không trùng với A, B). Kẻ CK vuông góc với AD $ \left( K\in AD \right)$

a) Chứng minh tứ giác AHCK nội tiếp

b) Chứng minh CD là tia phân giác $ \widehat{KCB}$

c) Gọi E là giao của HK và BD. Khi C di chuyển trên cung nhỏ AB, xác định vị trí của điểm C để CK.AD + CE. BD có giá trị lớn nhất.

Bài 10: Một cái cốc hình trụ có đường kính đáy bằng 6cm, đựng một lượng nước cao 8cm. Thả vào cốc nước một viên bi hình cầu có đường kính bằng 5cm. Hỏi độ cao của nước trong cốc sau khi thả viên bi là bao nhiêu (làm tròn đến hàng phần trăm)

★★★ Danh sách các tài liệu, đề thi HOT ★★★

✔️ 240+ Đề thi toán lớp 9

✔️ 10+ Đề thi học sinh giỏi quốc gia

Bình luận
0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Bình luận fb
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x