Mục tiêu:
– Giúp học sinh nắm được định nghĩa hình chữ nhật , các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật.
– Học sinh biết vẽ hình chữ nhật, biết chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật, biết vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật để giải toán.
– Rèn cho học sinh kĩ năng suy luận, vận dụng tính chất của hình chữ nhật để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, chứng minh ba điểm thẳng hàng, hai đường thẳng song song.
1. Định nghĩa: Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông
⋄ABCD là hình chữ nhật ⇔{⋄ABCDˆA=ˆB=ˆC=ˆD
– Nhận xét: Hình chữ nhật cũng là 1 hình bình hành, 1 hình thang cân
2. Tính chất: Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân
– Tính chất về cạnh: Các cạnh đối bằng nhau, song song với nhau
– Tính chất về góc: Bốn góc bằng nhau
– Tính chất về đường chéo: Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
3. Dấu hiệu nhận biết
– Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật
– Hình thang cân có 1 góc vuông là hình chữ nhật
– Hình bình hành có 1 góc vuông là hình chữ nhật
– Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật
4. Ứng dụng vào tam giác vuông
– Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền, ta có: BM=12AC
– Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với 1 cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông: BM=12AC⇒ΔABC vuông.
Cách giải: Vận dụng các dấu hiệu nhận biết để chứng minh 1 tứ giác là hình chữ nhật
Bài 1: Cho tứ giác ABCD có AC⊥BD≡O. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Chứng minh rằng:
a. OE + OF + OG + OH bằng nửa chu vi tứ giác ABCD
b. Tứ giác EFGH là hình chữ nhật
Lời giải
a. Ta có
OE+OF+OG+OH=12(AB+BC+CD+DA)=12PABCD
b. Có {EF//GHEF=G⇒⋄EFGH là hình bình hành ( dấu hiệu nhận biết )
Mặt khác {AC⊥BDAC//EF⇒{EF⊥BDBD//EH⇒EH⊥EF⇒⋄EFGH là hình chữ nhật (dhnb)
Bài 2: Cho tam giác ABC vuông cân tại C. Trên cạnh AC, BC lấy lần lượt các điểm P, Q sao cho AP = CQ. Từ điểm P vẽ PM // BC ( M thuộc AB ). Chứng minh tứ giác PCQM là hình chữ nhật.
Lời giải
Ta có ΔABC vuông cân ⇒ˆA=450⇒ΔAPM vuông cân ⇒AP=PM
Theo giải thiết AP=CQ⇒PM=CQ
Lại có PM//CQ⇒⋄PMCQ là hình bình hành
Mặt khác ˆC=900⇒⋄PMCQ là hình chữ nhật (dhnb)
Bài 3: Cho hình chữ nhật ABCD, E thuộc AD, F thuộc AB. Gọi I, K, M, N theo thứ tự là trung điểm của EF, DF, BE, BD. Chứng minh rằng IN = KM.
Lời giải
Ta đi chứng minh tứ giác IKMN là hình chữ nhật
+) Theo giả thiết có : {IM//KN(//FB)IM=KN=12FB⇒⋄IMKN
Là hình bình hành (dhnb)
+) {IK//DAAD⊥AB⇒{IK⊥ABIM//AB⇒IM⊥IK⇒⋄IKMN là hình chữ nhật ⇒IN=KM
Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A, AB < AC, đường cao AH. Lấy điểm E trên cạnh AC sao cho AE = AB. Gọi I là trung điểm của BE, kẻ EK⊥BC(K∈BC),EN⊥AH(N∈AH).
a. Chứng minh tứ giác NEKH là hình chữ nhật
b. IˆHA=IˆHC
Lời giải
a. Tứ giác NEKH có 3 góc vuông nên là hình chữ nhật
b. Ta đi chứng minh ΔIHA=ΔIHK
Xét ΔIHA,ΔIHK: IH cạnh chung , AI=IK=12BE
Cần thêm AH = HK hoặc AH = NE ( do HK = NE )
ΔABH=ΔAEN(ch−gn)⇒AH=NE
⇒ AH=HK⇒ΔIHA=ΔIHK⇒IˆHA=IˆHC
Cách giải: Áp dụng các tính chất của hình chữ nhật
– Áp dụng tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông
Bài 5: Cho hình chữ nhật ABCD, AB = 40cm, O là giao điểm của hai đường chéo. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A đến BD. Tính độ dài đoạn DH, OH, OB.
Lời giải
Áp dụng định lý pytago ⇒BD=50cm
OA=OB=OC=OD=25cm
AD2−DH2=AH2=AO2−HO2=AO2−(DO2−DH)2
Hay 302−DH2=252−(25−DH)2⇔302−DH2=252−(625−50DH+DH2)⇔50DH=900⇒DH=18⇒HO=7CM
Cách 2:
SABD=12AD.AB=600=12AH.BD
⇒ 600=12.50.AH⇒AH=24⇒DH=18cm
Bài 6: Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi E là chân đường vuông góc kẻ từ B đến AC. I là trung điểm của AE, M là trung điểm của CD, H là trung điểm của BE.
a. Chứng minh rằng CH // IM
b. Tính góc BIM
Lời giải
a. Ta có IH là đường trung bình ΔAEB⇒{IH//ABIH=12AB
Lại có {MN//ABMN=12AB⇒⋄IMCH là hình bình hành ⇒CH//IM
Ta có: IH//MC,MC⊥BC⇒IH⊥BC
Xét ΔIBC có H là trực tâm ⇒{CH⊥BICH//IM⇒BˆIM=900
Bài 7: Cho hình chữ nhật ABCD. Lấy điểm P tùy ý trên đường chéo BD. Gọi M là điểm đối xứng của C qua P.
a. Chứng minh AM // BD
b. Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của M trên AD, AB. Chứng minh AEMF là hình chữ nhật
c. EF // AC
d. E, F, P thẳng hàng
Lời giải
a. Gọi O là giao điểm của BD và AC
Ta có OP là đường trung bình của ΔAMC⇒OP//AM
b. Xét ⋄AEMF, có ˆE=ˆA=ˆF=900⇒⋄AEMF là hình chữ nhật
c. Ta có ˆA2=ˆD1(slt),ˆA2=ˆE1,ˆE1=ˆA1(dvi)⇒ˆE1=ˆA1⇒EF //AC
d. E, F, P thẳng hàng IE//AC,IP//AC⇐ IP là đường trung bình ΔAMC
Lại có EF // AC ⇒IE//AC
Theo tiên đề Ơclit thì E, F, P thẳng hàng
Bài 8: Cho tam giác ABC cân tại A. Từ điểm D trên đáy BC kẻ đường vuông góc với BC cắt AB ở E và AC ở F. Vẽ các hình chữ nhật DBHE và CDFK. Gọi I là tâm của hình chữ nhật BDEH, J là tâm của hình chữ nhật CDFK. Chứng minh rằng:
a. AIDJ và AHIJ là các hình chữ nhật
b. A, H, D thẳng hàng và A là trung điểm của HK
Lời giải
a. ⋄AIDJlà hình bình hành ⇒{AI//DJ(ˆB1=ˆD1=ˆC1)AJ//DI(\hat{C}1=ˆD2=ˆB1)
⋄AHIJlà hình bình hành ⇒{HI//AJ(HD//AC)AJ//HI(=ID)
b. A,H,Kthẳng hàng ⇒⋄AIJKlà HBH ⇒{AI//KJ(AI//DJ)AI=KJ(AI=DJ)
Vậy qua A có HA // IJ, KA // IJ nên A, H, K thẳng hàng.
Cách giải: Sử dụng định lý về tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông để chứng minh các hình bằng nhau hoặc chứng minh tam giác vuông
Bài 9: Cho tam giác ABC, các đường cao BD và CE. Gọi M, N là chân các đường vuông góc kẻ từ B, C đến DE. Gọi I là trung điểm của DE, K là trung điểm của BC. Chứng minh rằng:
a. IK⊥ED
b. EM = DN
Lời giải
a. Ta có EK=DK=12BC⇒{ΔEKD(KE=KD)IE=ID
⇒IK⊥ED(dpcm)
b. {KB=KC(K∈BC)KI//BM//NC⇒KIlà đường trung bình của hình thang MBNC ⇒{IM=INIE=ID⇒ME=DN
Bài 10: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của AB, AC. Chứng minh:
a. IˆHK=900
b. Chu vi tam giác IHK bằng nửa chu vi tam giác ABC
Lời giải
a. Ta có: ΔIAH,ΔKAHcân tại I và K ⇒IˆAH=IˆHA,HˆAK=AˆHK
⇒IˆHA+AˆHK=900⇒IˆHK=900
b. Ta có IH=12AB,HK=12BC,IK=12BC⇒PIHK=12PABC(dpcm)
Bài 11: Cho tam giác ABC có đường cao AI. Từ A kẻ tia Ax vuông góc với AC, từ B kẻ tia By song song với AC. Gọi M là giao điểm của hai tia Ax và By. Nối M với trung điểm P của AB, đường MP cắt AC tại Q và BQ cắt AI tại H.
a. Tứ giác AMBQ là hình gì
b. Chứng minh rằng CH vuông góc với AB
c. Chứng minh tam giác PIQ cân
Lời giải
a. Ta có tứ giác AMBQ là hình chữ nhật ( hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và bằng nhau )
b. Ta có H là trực tâm của ΔABC⇒CH⊥AB
c. có PI=PQ=12AB⇒ΔPIQ cân tại P.
Cách giải: Vận dụng định nghĩa, các tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình chữ nhật
Bài 12: Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tìm điều kiện của tứ giác ABCD để tứ giác EFGH là hình chữ nhật.
Lời giải
Ta có tứ giác EFGH là hình bình hành
Để EFGH trở thành hình chữ nhật thì :
⇒HEF=900⇒HE⊥EF⇒AC⊥BD
Vậy điều kiện là hai đường chéo của tứ giác ABCD vuông góc với nhau.
Bài 13: Cho tam giác ABC. Gọi O là 1 điểm thuộc miền trong của tứ giác. M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng OB, OC, AC, AB
a. Chứng minh tứ giác MNPQ là hình bình hành
b. Xác định vị trí của điểm O để tứ giác MNPQ là hình chữ nhật
Lời giải
a. Ta có MNPQ là hình bình hành ( dấu hiệu nhận biết )
b. Để MNPQ trở thành hình bình hành thì O nằm trên đường cao xuất phát từ đỉnh A của ΔABC
Bài 14: Cho hình thang cân ABCD ( AB // CD, AB < CD ). Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AD, BD, AC, BC
a. Chứng minh bốn điểm M, N, P, Q thẳng hàng
b. Chứng minh tứ giác ABPN là hình thang cân
c. Tìm một hệ thức liên hệ giữa AB và CD để ABPN là hình chữ nhật
Lời giải
a. Ta có MN//AB,MP//AB,PQ//AB,PN//AB⇒M,N,P,Q
thẳng hàng nhau.
b. Hình thang ABPN có hai đường chéo bằng nhau nên là hình thang cân
c. Để ABPN là hình chữ nhật thì NP = AB hay CD = 3AB
Bài 1: Cho tam giác ABC, đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AC. Lấy E là điểm đối xứng với H qua I. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của HC, CE. Các đường thẳng AM, AN cắt HE tại G và K.
a. Chứng minh tứ giác AHCE là hình chữ nhật
b. Chứng minh HG = GK = KE
Hướng dẫn
a. Chứng minh tứ giác AHCE là hình bình hành, có
AHC=900⇒⋄AHCE là hình chữ nhật
b. Chứng minh G, K lần lượt là các trọng tâm của tam giác AHC, AEC và sử dụng tính chất 2 đường chéo của HCN
Bài 2: Cho tam giác ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H, gọi I, K, R theo thứ tự là trung điểm của HA, HB, HC. Gọi M, N, P theo thứ tự là trung điểm của BC, AC, AB. Chứng minh rằng:
a. Tứ giác MNIK, PNRK là các hình chữ nhật
b. P, N, R, K, M, I cùng thuộc 1 đường tròn
c. D, E, F cũng thuộc đường tròn trên
Lời giải
Ta có: OD=12IM,OE=12KN,OF=12PR
Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A, M thuộc BC. Gọi D và E là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB và AC
a. Định dạng tứ giác ADME
b. Gọi I là trung điểm của DE. Chứng minh A, I, M thẳng hàng
c. Điểm M nằm ở đâu trên BC thì DE nhỏ nhất. Tính DE trong trường hợp đó biết AB = 15cm, AC =20cm
Lời giải
a. Tứ giác ADME có 3 góc vuông nên là hình chữ nhật
c. DE nhỏ nhất khi AM nhỏ nhất ( DE = AM ). AM nhỏ nhất khi và chỉ khi AM = AH khi M trùng H
Xét ΔABC vuông tại A
⇒BC=25cm(pytago)⇒SABC=12AH.BC=12AB.AC⇒AH=AB.ACBC=15.2025=12(cm)