Chuyên đề 3 Đường tròn và những bài tập – Toán Hình 9
Tổng hợp bộ tài liệu giúp các em học sinh hiểu và giải bài tập được tốt hơn. Bộ chuyên đề gồm tóm tắt lý thuyết và những bài tập có hướng dẫn giải đầy đủ.
Tải bản word đầy đủ cuối bài
MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Sự xác định đường tròn
Định nghĩa: Đường tròn tâm O bán kính R (R 0 > ) là hình gồm các điểm cách điểm O
một khoảng bằng R. Kí hiệu (O;R) hoặc (O)
Vị trí tương đối của một điểm đối với một đường tròn
Cho đường tròn (O;R) và điểm M, khi đó
- M nằm trên đường tròn (O;R) khi và chỉ khi OM R = .
- M nằm trong đường tròn (O;R) khi và chỉ khi OM R < .
- M nằm ngoài đường tròn (O;R) khi và chỉ khi OM R > .
Cách xác định đường tròn: Qua ba điểm không thẳng hàng ta vẽ được một và chỉ một đường tròn và tâm đường tròn đó là giao điểm các đường trung trực của tam giác tạo được tự ba điểm đó.
Tính chất đối xứng của đường tròn
- Đường tròn là hình có tâm đối xứng. Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó.
- Đường tròn là hình có trục đối xứng. Bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn.
Liên hệ giữa đường kính và dây cung.
- So sánh độ dài của đường kính và dây
Trong các dây của đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.
- Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây
- Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.
- Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.
- Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
- Trong một đường tròn hai thì dây bằng nhau thì cách đều tâm và hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.
- Trong hai dây của một đường tròn thì dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn và dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn

Tải bản word đầy đủ TẠI ĐÂY