trong đó x là ẩn; a, b, c là những số cho trước gọi là các hệ số và a ≠ 0
Phương trình bậc hai ax2 + bx +c = 0 (a ≠ 0)
Δ = b2 – 4ac
*) Nếu Δ > 0 phương trình có hai nghiệm phân biệt: x1=−b+√Δ2a;x2=−b−√Δ2a
*) Nếu Δ = 0 phương trình có nghiệm kép: x1=x2=−b2a
*) Nếu Δ < 0 phương trình vô nghiệm.
Phương trình bậc hai ax2 + bx +c = 0 (a ≠ 0) và b = 2b’
Δ’ = b’2 – ac
*) Nếu Δ’ > 0 phương trình có hai nghiệm phân biệt:
*) Nếu Δ’ = 0 phương trình có nghiệm kép: x1=x2=−b′a
*) Nếu Δ’ < 0 phương trình vô nghiệm.
Nếu a – b + c = 0 thì phương trình ax2 + bx +c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm: x1=−1;x2=−ca
Tìm điều kiện tổng quát để phương trình ax2+bx+c = 0 (a ≠ 0) có:
Bài 1. Giải các phương trình sau:
a) 2x2 -8 = 0
b) 3x2 – 5x = 0
c) -2x2 + 3x + 5 = 0
d) x3+3x2−2x−6=0
e) x4+3x2−4=0
f) x+2x−5+3=62−x
Giải
a) 2x2−8=0⇔2x2=8⇔x2=4⇔x=±2
Vậy phương trình có nghiệm x=±2
b) 3x2−5x=0⇔x(3x−5)⇔[x=03x−5=0⇔[x=0x=53
Vậy phương trình có nghiệm x=0;x=53
c) −2x2+3x+5=0
⇔ 2x2−3x−5=0
Nhẩm nghiệm :
Ta có : a – b + c = 2 + 3 – 5 = 0 => phương trình có nghiệm: x1=−1;x2=−5−2=52
d) x3+3x2−2x−6=0
⇔ (x3+3x2)−(2x+6)=0
⇔ x2(x+3)−2(x+3)=0
⇔ (x+3)(x2−2)=0
⇔ [x+3=0x2−2=0⇔[x=−3x2=2⇔[x=−3x=±√2
e) x4+3x2−4=0
Đặt t=x2(t≥0) . Ta có phương trình: t2+3t−4=0
a + b + c = 1 + 3 – 4 = 0
=> phương trình có nghiệm: t1=1>0 (thỏa mãn); t2=−41=−4<0 (loại)
Với: t=1⇔x2=1⇔x=±1
Vậy phương trình có nghiệm x=±1
f) x+2x−5+3=62−x
TXĐ: x ≠ 2, x ≠ 5
⇔ (x+2)(2−x)(x−5)(2−x)+3(x−5)(2−x)(x−5)(2−x)=6(x−5)(x−5)(2−x)
⇒ (x+2)(2−x)+3(x−5)(2−x)=6(x−5)
⇔ 4−x2+6x−3x2−30+15x=6x−30
⇔ −4x2+15x+4=0
Δ=152−4.(−4).4=225+64=289>0;√Δ=17
=> phương trình có hai nghiệm:
x1=−15+172.(−4)=−14 (thỏa mãn ĐKXĐ)
x2=−15−172.(−4)=4 (thỏa mãn ĐKXĐ)
Bài 2: Cho phương trình bậc hai ẩn x, tham số m : x2+mx+m+3=0 (1)
a/ Giải phương trình với m = – 2.
b/ Gọi x1; x2 là các nghiệm của phương trình. Tính x21+x22;x31+x32 theo m.
c/ Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn: x21+x22=9 .
d/ Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn : 2x1 + 3x2 = 5.
e/ Tìm m để phương trình có nghiệm x1 = – 3. Tính nghiệm còn lại.
f/ Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu.
g/ Lập hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình không phụ thuộc vào giá trị của m.
HƯỚNG DẪN GIẢI:
a/ Thay m = – 2 vào phương trình (1) ta có phương trình:
x2−2x+1=0⇔(x−1)2=0⇔x−1=0⇔x=1
Vậy với m = – 2 phương trình có nghiệm duy nhất x = 1.
b/ Phương trình: x2+mx+m+3=0 (1)
Ta có: Δ=m2−4(m+3)=m2−4m−12
Phương trình có nghiệm x1;x2⇔Δ≥0
Khi đó theo định lý Vi-et, ta có: {x1+x2=−m (a)x1x2=m+3 (b)
*) x21+x22=(x1+x2)2−2x1x2=(−m)2−2(m+3)=m2−2m−6
*) x31+x32=(x1+x2)3−3x1x2(x1+x2)=(−m)3−3(m+3)(−m)=−m3+3m2+9m
c/ Theo phần b : Phương trình có nghiệm x1;x2⇔Δ≥0
Khi đó x21+x22=m2−2m−6
Do đó x21+x22=9⇔m2−2m−6=9⇔m2−2m−15=0
Δ’(m) = (-1)2 – 1.(-15) = 1 + 15 = 16 > 0
=> phương trình có hai nghiệm: m1=1+41=5;m2=1−41=−3
Thử lại :
+) Với m=5⇒Δ=−7<0 => loại.
+) Với m=−3⇒Δ=9>0 => thỏa mãn.
Vậy với m = – 3 thì phương trình có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn: x21+x22=9
d/ Theo phần b : Phương trình có nghiệm x1;x2⇔Δ≥0
Khi đó theo định lý Vi-et, ta có: {x1+x2=−m (a)x1x2=m+3 (b)
Hệ thức: 2x1 + 3x2 = 5 (c)
Từ (a) và (c) ta có hệ phương trình:
{x1+x2=−m2x1+3x2=5⇔{3x1+3x2=−3m2x1+3x2=5⇔{x1=−3m−5x2=−m−x1⇔{x1=−3m−5x2=2m+5
Thay {x1=−3m−5x2=2m+5 vào (b) ta có phương trình :
(−3m−5)(2m+5)=m+3
⇔−6m2−15m−10m−25=m+3
⇔−6m2−26m−28=0
⇔3m2+13m+14=0
Δ(m)=132−4.3.14=1>0
=> phương trình có hai nghiệm phân biệt: m1=−13+12.3=−2 , m2=−13−12.3=−73
Thử lại :
+) Với m=−2⇒Δ=0 => thỏa mãn.
+) Với m=−73⇒Δ=259>0 => thỏa mãn.
Vậy với m=−2;m=−73 phương trình có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn : 2x1 + 3x2 = 5.
e/ Phương trình (1) có nghiệm x1=−3
⇔ (−3)2+m.(−3)+m+3=0⇔−2m+12=0⇔m=6
Khi đó: x1+x2=−m⇔x2=−m−x1⇔x2=−6−(−3)⇔x2=−3
Vậy với m = 6 thì phương trình có nghiệm x1 = x2 = – 3.
f/ Phương trình (1) có hai nghiệm trái dấu ⇔ac<0⇔1.(m+3)<0⇔m+3<0⇔m<−3
Vậy với m < – 3 thì phương trình có hai nghiệm trái dấu.
g/ Giả sử phương trình có hai nghiệm x1; x2. Khi đó theo định lí Vi-et, ta có :
{x1+x2=−mx1x2=m+3⇔{m=−x1−x2m=x1x2−3⇔−x1−x2=x1x2−3
Vậy hệ thức liên hệ giữa x1; x2 không phụ thuộc vào m là: x1.x2 + (x1 + x2 ) – 3 = 0
Bài 3: Cho phương trình (m-1)x2 + 2x – 3 = 0 (1) (tham số m)
a) Tìm m để (1) có nghiệm
b) Tìm m để (1) có nghiệm duy nhất? tìm nghiệm duy nhất đó?
c) Tìm m để (1) có 1 nghiệm bằng 2? khi đó hãy tìm nghiệm còn lại(nếu có)?
HƯỚNG DẪN GIẢI:
a) + Nếu m-1 = 0 ⇔ m = 1 thì (1) có dạng 2x – 3 = 0 ⇔ x=32 (là nghiệm)
+ Nếu m ≠ 1. Khi đó (1) là phương trình bậc hai có: Δ’=12– (-3)(m-1) = 3m-2
(1) có nghiệm ⇔ Δ’ = 3m-2 ≥ 0 ⇔ m≥23
+ Kết hợp hai trường hợp trên ta có: Với m≥23 thì phương trình có nghiệm
b)
+ Nếu m-1 = 0 ⇔ m = 1 thì (1) có dạng 2x – 3 = 0 ⇔ x=32 (là nghiệm)
+ Nếu m ≠ 1. Khi đó (1) là phương trình bậc hai có: Δ’ = 1- (-3)(m-1) = 3m-2
(1) có nghiệm duy nhất ⇔ Δ’ = 3m-2 = 0 ⇔ m=23 (thoả mãn m ≠ 1)
Khi đó x=−1m−1=−123−1=3
+Vậy với m = 1 thì phương trình có nghiệm duy nhất x=32
với m=23 thì phương trình có nghiệm duy nhất x = 3
c) Do phương trình có nghiệm x1 = 2 nên ta có:
(m-1)22 + 2.2 – 3 = 0 ⇔ 4m – 3 = 0 ⇔ m=34 Khi đó (1) là phương trình bậc hai (do m−1=34−1=−14≠0)
Theo đinh lí Viet ta có: x1.x2 = −3m−1=−3−14=12
⇒ x2 = 6
Vậy m=34 và nghiệm còn lại là x2 = 6
Bài 4: Cho phương trình: x2 -2(m-1)x – 3 – m = 0
a) Chứng tỏ rằng phương trình có nghiệm x1, x2 với mọi m
b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu
c) Tìm m để phương trình có hai nghiệm cùng âm
d) Tìm m sao cho nghiệm số x1, x2 của phương trình thoả mãn x12+x22
e) Tìm hệ thức liên hệ giữa x1 và x2 không phụ thuộc vào m
f) Hãy biểu thị x1 qua x2
Bài 5: Cho phương trình: x2 + 2x + m-1= 0 ( m là tham số)
a) Phương trình có hai nghiệm là nghịch đảo của nhau
b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1; x2 thoả mãn 3x1+2x2 = 1
c) Lập phương trình ẩn y thoả mãn y1=x1+1x2;y2=x2+1x1 ; với x1; x2 là nghiệm của phương trình ở trên