Bài 1: (2đ) Thực hiện phép tính (hợp lý nếu có thể)
a) – 27 + 34 + (- 173) + (- 50) + 166
b) 100 – [60 – (9 – 2)2].3
c) 63 + 37.38
d) (2002 – 79 + 15) – (- 79 + 15)
Bài 2: (2đ) Tìm số nguyên x biết
a) 15 + x = – 3
b) 15 – 2(x – 1) = – 3
c) |x + 5| = 1 – (- 5)
d) 2x – (3 + x) = 5 – 7
Bài 3: (2,5đ) Số học sinh khối 6 của một trường trong khoảng từ 300 đến 400. Biết rằng nếu xếp hàng 5; 8; 12 thì đều thừa 1 em. Tính số học sinh khối 6 của trường?
Bài 4: (2,5đ) Trên tia Ox lấy hai điểm M và N sao cho OM = 3cm, ON = 5cm. I là trung điểm của OM.
a) Tính MN, IN
b) Trên tia đối của Ox lấy điểm K sao cho OK = 3cm. Tính KM.
c) O có là trung điểm của MK không? Vì sao?
Bài 5: (1đ)
a) Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n, hai số sau là hai số nguyên tố cùng nhau: 2n + 3 và 4n + 8
b) Cho A = 1 + 2 + 22 + 23 + … + 230. Viết A + 1 dưới dạng một lũy thừa.
(Thí sinh không dùng máy tính bỏ túi)