Đề thi mang nội dung cơ bản của chương trình toán 7 học kì 1.
Đề 1
Bài1: (1 điểm) Tính: $ \displaystyle 1,5\left( 1\frac{1}{3}-2 \right)-\frac{3}{4}$
Bài2: ( 1,5 điểm) Số học sinh tiên tiến của ba lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ với các số 8; 7; 9. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh tiên tiến, biết rằng số học sinh tiên tiến của lớp 7B ít hơn 7A là 2 học sinh.
Bài 3: ( 2 điểm) Cho có AB = AC. Tia phân giác của cắt cạnh BC tại M. Đường thẳng qua M vuông góc với AB cắt AB tại H; Đường thẳng qua M vuông góc với AC cắt AC tại K.
a. Chứng minh ΔAMB = ΔXAMC.
b. Chứng minh ΔAHM = ΔAKM từ đó so sánh 2 đoạn thẳng AH và AK.
c. Chứng minh HK ⊥ AM.
Bài 4: (0,5điểm) Cho: $ \displaystyle A=1-\frac{3}{4}+{{\left( \frac{3}{4} \right)}^{2}}-{{\left( \frac{3}{4} \right)}^{3}}+{{\left( \frac{3}{4} \right)}^{4}}-…-{{\left( \frac{3}{4} \right)}^{2009}}+{{\left( \frac{3}{4} \right)}^{2010}}$
Chứng tỏ A không phải là số nguyên
Đề 2
Bài 1: (1,5 điểm)
a) Phát biểu qui tắc và viết công thức tính lũy thừa của một lũy thừa.
So sánh 32009 và 91005
b) Phát biểu nội dung tiên đề Ơclit ?
Bài 2: (1,5 điểm) Thực hiện phép tính
a) $ \displaystyle \frac{-2}{5}:1\frac{1}{3}-\left( \frac{1}{2} \right)_{{}}^{2}$
b) $ \displaystyle \frac{3}{8}.\frac{13}{18}-\frac{3}{8}.\frac{5}{6}$
Bài 3: (1,0 điểm) Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Biết x = 6 thì y = – 4.
a. Tìm công thức liên hệ giữa x và y ?
b. Tìm hệ số tỉ lệ của x và y ? Cho biết $ \displaystyle y=2\frac{2}{5}$ tính giá trị tương ứng của x ?
Bài 4: (1,5 điểm)
a) Tìm x biết $ \displaystyle \frac{1}{4}x-\frac{1}{3}=\frac{-5}{9}$
b) Tìm hai số a và b biết rằng a : 3 = b : 5 và a – b = – 4
Bài 5: (1,5 điểm)
Lớp 7A tổ chức nấu chè để tham gia phiên chợ quê do nhà trường tổ chức. Cứ 4 kg đậu thì phải dùng 2,5kg đường . Hỏi phải dùng bao nhiêu kg đường để nấu chè từ 9kg đậu ?
Bài 6: (3,0 điểm)
Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M là trung điểm của AC, trên tia đối của
tia MB lấy điểm D sao cho MD = MB .
a) Chứng minh : AD = BC
b) Chứng minh CD vuông góc với AC.
c) Đường thẳng qua B song song với AC cắt tia DC tại N.
Chứng minh : ΔABM = ΔCNM.
Đề 3
Bài 1: Thực hiện phép tính( 1đ)
a) $ \displaystyle \frac{1}{12}+\frac{3}{15}+\frac{11}{12}+\frac{1}{71}-\frac{12}{10}$
b) $ \displaystyle \frac{2}{3}-4.\left( \frac{1}{2}+\frac{3}{4} \right)$
Bài 2: Tìm x, biết (1,5đ)
a) $ \displaystyle \frac{3}{2}x-\frac{7}{3}=-\frac{1}{4}$
b) $ \displaystyle \frac{3}{4}-\left( x+\frac{1}{2} \right)=\frac{1}{4}$
c) $ \displaystyle \left| 2x-1 \right|-\frac{1}{2}=\frac{1}{3}$
Bài 3: (2đ).Tính số học sinh của lớp 7A và lớp 7B, biết rằng lớp 7A ít hơn lớp 7B là 5 học sinh và tỉ số học sinh của hai 7A và lớp 7B là 8 : 9.
Bài 4 ( 2 đ ) : Cho tam giác ABC có $ \displaystyle \widehat{A}$ = 900. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA. Tia phân giác của góc B cắt AC tại M.
a/ Chứng minh ΔABM = ΔEBM.
b/ So sánh AM và EM.
c/ Tính số đo góc BEM.
Bài 5: (0,5đ). Chứng tỏ rằng: 87 – 218 chia hết cho 14.