(Thời gian làm bài 180 phút)
BẢNG A
Bài 1:
a) Chứng minh nếu a1,a2 là các nghiệm của phương trình x2+px+1=0 và b1,b2 là các nghiệm của phương trình x2+qx+1=0 thì
(a1−b1)(a2−b1)(a1+b2)(a2+b2)=q2−p2
b) Tìm các nghiệm nguyên của phương trình sau:
1! + 2! + 3! + . . . + x! = y2
Bài 2: Cho x, y là các số nguyên khác 0.
Chứng minh rằng nếu x2 – yz = a, y2 – zx = b, z2 – xy = c thì tổng (ax + by + cz) chia hết cho tổng (a + b + c).
Bài 3: Qua điểm O bất kì bên trong tam giác ABC vẽ ba đường thẳng tương ứng song song với ba cạnh của tam giác đó.
a) Chứng minh a1a+b1b+c1c=2, trong đó a1,b1,c1 là các đoạn thẳng gồm giữa các cạnh và theo thứ tự song song với các cạnh a, b, c của tam giác.
b) Tính giá trị của biểu thức P=a′a+b′b+c′c, trong đó a‘, b‘, c’ là các đoạn thẳng theo thứ tự nằm trên các cạnh a, b, c và gồm giữa các đường thẳng nói trên.
Bài 4: Một nước có 80 sân bay mà khoảng cách giữa hai sân bay nào cũng khác nhau. Mỗi máy bay cất cánh từ một sân bay và bay đến sân bay nào đó gần nhất.
Chứng minh rằng trên bất kì sân bay nào cũng không thể có quá 5 máy bay bay đến.
BẢNG B
Bài 1:
a) Không giải phương trình, hãy tính hiệu các lập phương của các nghiệm lớn và nghiệm nhỏ của phương trình bậc hai sau:
x2−√854x+1516=0
b) Với giá trị nguyên nào của k, các nghiệm của phương trình kx2+(2k−1)x+k−2=0 là các số hữu tỉ ?.
Bài 2: Xem bài 2 Bảng A
Bài 3: Xem câu a bài 3 Bảng A
Bài 4: Trong tam giác ABC có ba goc nhọn, lấy một điểm P bất kì. Chứng minh rằng khoảng cách lớn nhất trong các khoảng cách từ P đến các đỉnh A, B, C không nhỏ hơn 2 lần khoảng cách bé nhất trong các khoảng cách từ P đến các cạnh của tam giác đó.