(Thời gian làm bài 180 phút)
BẢNG A
Bài 1:
a) Tìm nghiệm nguyên của phương trình: 7x2+13y2=1820.
b) Tìm tất cả các số nguyên tố p sao cho tổng tất cả các ước nguyên tố của p4 là một số chính
phương.
Bài 2:
a) Cho S=a2+b2+c2+d2+ac+bd, trong đó ad – bc = 1
1. Chứng minh S ≥ √3
2. Tính giá trị của tổng (a+c)2+(b+d)2, khi biết S = √3.
b) Giải hệ phương trình với các ẩn x, y, z sau đây:
xyay+bx=yzbz+cy=zxcx+az=x2+y2+z2a2+b2+c2 (trong đó a, b, c là các số cho trước).
Bài 3: Cho tam giác ABC có độ dài các cạnh là a, b, c thỏa mãn a > b > c, và O là điểm bất kì nằm trong tam giác đó. Các đướng thẳng AO, BO, CO thứ tự cắt các cạnh của tam giác tại P, Q, R.
Chứng minh rằng OP + OQ + OR < a.
Bài 4: Cho tam giác ABC vuông ở C và có ˆA<ˆB. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp và I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Cho biết tam giác BIO là một tam giác vuông. Tìm tỉ số giữa các cạnh của tam giác ABC.
BẢNG B
Bài 1: Xem bài 1 của Bảng A.
Bài 2:
a) Cho a ≥ 0, b ≥ 0, c ≥ 0, chứng minh rằng: a4+b4+c4+d4≥abc(a+b+c)
b) Xem phần b câu 2 bài 2 của Bảng A.
Bài 3: Cho tam giác ba góc nhọn ABC. Lấy điểm P ở trong tam giác ABC và trên các cạnh AC, BC ta lấy các điểm M và L tương ứng, sao cho: ^PAC=^PAB và ^PMC=^PLC=900.
a) Chứng minh đường trung trực của ML đi qua trung điểm D của cạnh AB.
b) Hỏi với điều kiện nào của tam giác ABC thì trung trực của ML cũng là trung trực của
cạnh AB ? Chứng minh điều đó.
Bài 4: Cho tam giác ABC vuông ở C và có ˆA<ˆB. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp và I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Cho biết tam giác BIO là một tam giác vuông.
a) Chứng minh tam giác BIO vuông ở I.
b) Tìm tỉ số giữa các cạnh của tam giác ABC.